Khuyến mãi Khuyến mãi
DANH MỤC SẢN PHẨM

Không thể phủ nhận kinh doanh lò bánh mì luôn là mô hình không chỉ giúp xoay vòng vốn nhanh mà còn đem lại lợi nhuận hấp dẫn bởi mức tiêu thụ bánh mì ở Việt Nam luôn rất cao. Từ lâu bánh mì đã trở thành món ăn quốc dân và được bạn bè năm châu ưa thích. Không chỉ ở các thành phố lớn, mà tới các các tỉnh thành lân cận, hay vùng nông thôn, việc sử dụng bánh mì cũng rất thường xuyên.

Như vậy, có thể nói tiêu thụ sản phẩm bánh mì sẽ không là vấn đề quá lớn mà việc xác định cần đầu tư máy móc gì khi mở lò bánh mì mới là bài toàn khiến nhiều người đắn đo. Yếu tố này sẽ còn phụ thuộc mô hình kinh doanh cũng như kinh phí đầu tư dự kiến. Ví dụ như mở lò bánh mì bán lẻ thì cần máy móc như thế nào, mở lò bánh mì bỏ mối buôn có cần máy móc gì khác không?

Tất cả sẽ được Bếp Toàn Cầu giải đáp trong bài viết dưới đây. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé.

1. Vì sao nên đầu tư dây chuyền máy móc làm bánh mì?

Quy trình làm bánh mì bao gồm các công đoạn: chuẩn bị nguyên liệu, trộn bộn, chia bột, se bột, ủ bột và cuối cùng là nướng bánh. Mỗi công đoạn đều cần thực hiện rất công phu.

Cụ thể, bước trộn bột cần đảm bảo bột được trộn đều, dẻo và mịn nên sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức. Giai đoạn ủ bột cũng rất quan trọng. Nhiệt độ và độ ẩm không chuẩn đều có thể ảnh hưởng tới độ nở của bánh và khiến bánh không đạt được chất lượng như mong muốn.

Ngoài ra, khi kinh doanh bánh mì, yếu tố mỹ quan cũng rất quan trọng. Mỗi ổ bánh mì nên có kích thước và hính dáng đồng đều nhau. Vì thế, yếu tố chia bột và se bột cũng cần được thực hiện chính xác tỉ mỉ. Nếu chia bột không đều, kích thước bánh sẽ khác nhau dễ dấn tới việc bánh chín không đồng nhất trong quá trình nướng.

Trên thực tế, ngoại trừ công đoạn nướng bánh cần dùng tới lò nướng, các bước trộn bột, chia bột, se bột và ủ bột có thể được làm thủ công. Tuy nhiên, cách này thường chỉ được dùng khi bạn cần làm số lượng bánh rất nhỏ với tần suất thấp để sử dụng trong gia đình. Với mô hình kinh doanh, lượng bánh mì cần làm mỗi ngày thường khá lớn. Vì thế, sử dụng máy móc là rất cần thiết không chỉ để đem lại hiệu suất cao mà còn đảm bảo chất lượng bánh làm ra.

2. Dây chuyền máy móc cơ bản cho lò bánh mì

Dây chuyền máy móc cơ bản cho lò bánh mì bao gồm các thiết bị sau: Máy trộn bột, máy chia bột, máy se bột, tủ ủ bột và lò nướng bánh. Tính riêng từng loại thiết bị cũng có rất nhiều mẫu mã với các mức công suất khác nhau từ nhỏ tới lớn. Vậy cụ thể, lò bánh mì nhỏ nên sử dụng thiết bị như thế nào? Và ngược lại, lò bánh mì lớn chuyên bỏ mối có cần đầu tư thiết bị đặc biệt gì không?

Thiết bị làm bánh

3. Các thiết bị cần có cho lò bánh mì nhỏ

Có thể thấy, lò bánh mì nhỏ thường là các cơ sở vừa sản xuất vừa trực tiếp bán lẻ bánh mì. Công suất làm bánh ở các cơ sở này cũng thường không quá lớn. Thông thường, số lượng bánh bán mỗi ngày rơi vào khoảng 500 chiếc hoặc có thể ít hơn. Với quy mô này, các chủ cơ sở thường lựa chọn các thiết bị như sau:

Thiết bị làm bánh quy mô nhỏ

3.1 Máy trộn bột mì

Để sản xuất khoảng 500 chiếc bánh mì mỗi ngày, máy trộn bột nên đảm bảo công suất từ 8 tới 12kg bột dẻo mỗi lần trộn. Hiện này, đại đa số các lò bánh mì thường làm bánh mì lạt có trọng lượng bột từ 80 tới 85gam. Như vậy, với 8kg bột dẻo sau khi trộn, bạn có thể làm 94 tới 100 chiếc bánh. Số lần chuẩn bị bột trong ngày chỉ vào khoảng 3 tới 5 lần.

Nhờ động cơ mạnh mẽ và càng đánh chắc chắn, máy trộn bột  chỉ mất 8-10 phút để có được thành phẩm bột dẻo, mịn. Thiết kế hiện đại với cách sử dụng đơn giản giúp bạn dễ dàng theo tác vận hành. Nhờ đó, bạn sẽ tiết kiệm tối đa thời gian cũng như sức lao động so với việc nhào bột bằng tay truyền thống.

Tham khảo máy trộn bột có công suất từ 8 tới 12kg, bạn có thể cân nhắc một số sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ Hongling hoặc Berjaya như sau:

3.2 Tủ ủ bột

Trước đây, các thợ làm bánh thường tự ủ bột làm bánh. Tuy nhiên, bằng cách này, chất lượng bột phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người làm bánh cũng như nhiệt độ môi trường. Đặc biệt, với thời tiết thay đổi theo mùa như miền Bắc Việt Nam, việc ủ bột thủ công sẽ có rất nhiều rủi ro.

Tuy nhiên, các yếu tố này sẽ được khắc phục hoàn toàn khi sử dụng tủ ủ bột chuyên dụng. Thiết kế dải nhiệt độ tiêu chuẩn cùng chế độ phun ẩm thông minh, hệ thống đối lưu hiện đại sẽ khiến bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng bột. Với thiết bị này, ngay cả những người mới học làm bánh cũng có thể dễ dàng ủ được những mẻ bột nở đều.

Sử dụng trong mô hình lò bánh mì nhỏ, bạn có thể lựa chọn tủ ủ bột 16 khay của Hongling hoặc Berjaya với công suất tối đa 16 khay tương đương 160 chiếc bánh mỗi lần ủ. Giá tủ ủ bột 16 khay hiện này khoảng 13,000,000 VNĐ với sản phẩm XF-16Y2 của Hongling và 22,000,000 VNĐ với sản phẩm 1DPF-16 của Berjaya (chưa bao gồm VAT).

3.3 Lò nướng đối lưu

Trên thực tế có rất nhiều loại lò nướng đang được bán trên thị trường và 2 loại phổ biến nhất được biết tới là lò nướng đối lưu và lò sàn. Ở lò sàn, thiết kế chỉ gồm nhiệt trên và nhiệt dưới. Trong quá trình nướng, nhiệt sẽ tập trung nhiều ở 2 vị trí này và không thực sự đều ở các vị trí xung quanh. Tuy nhiên, lò đối lưu thì khác. Hệ thống quạt đối lưu giúp hơi nóng phân bố đồng đều tại khắp các vị trí trong lòng lò.

Bên cạnh đó, lò nướng đối lưu được trang bị thêm hệ thống phun ẩm cực kỳ tối ưu khi nướng bánh. Hệ thống đối lưu kế hợp phun ẩm giúp bánh nở đều, xốp, tốc độ nướng nhanh, bề mặt bánh vàng giòn, đẹp mắt. Trung bình, bạn chỉ cần 20 phút để nướng mỗi mẻ bánh với lò nướng đối lưu.

Để đảm bảo sản lương khoảng 500 chiếc bánh mỗi ngày, bạn có thể tham khảo lò nướng dối lưu 5 khay hoặc lò nướng đối lưu 10 khay. Lò Hongling 5 khay RX-5D có công suất nướng khoảng 50 chiếc và lò Hongling 10 khay RX-10D đạt công suất khoảng 100 chiếc mối mẻ. Giá lò nướng đối lưu 5 khay RX-5D khoảng 40,000,000 VNĐ và giá lò nướng đối lưu 10 khay RX-10D khoảng 60,000,000 VNĐ (chưa bao gồm VAT).

Trên thực tế, máy trộn bột, tủ ủ bột và lò nướng có thể coi là các thiết bị cần có đối với một lò bánh mì. Để đầy đủ hơn, các bạn có thể trang bị thêm máy chia bột và máy se bột. Tuy nhiên, tối ưu chi phí cũng là điều đa số chủ cơ sở lò bánh mì nhỏ muốn hướng tới. Vì thế, bạn có thể khắc phục công đoạn chia bột và se bột bằng phương pháp thủ công nếu lượng bánh cần làm không quá lớn.

4. Dây chuyền máy móc cho lò bánh mì quy mô lớn

Xác định mở lo bánh mì quy mô lớn để bỏ mối buôn, bạn cần xác định số lượng bánh cần làm mỗi ngày sẽ rất lớn. Thông thường, các cơ sở này sẽ cho sản lượng từ 100 tới 2000 bánh mỗi ngày và thậm chí nhiều hơn. Để đảm bảo sản lượng bánh như thế này, mỗi công đoạn làm bánh cần được thực hiện nhanh chóng và tối ưu nhất. Vậy cụ thể, máy móc bạn cần đầu tư sẽ gồm những gì?

4.1 Máy trộn bột

Để đảm bảo số lượng bánh mỗi ngày, bánh trộn bột trong các lò bánh mì lớn nên là các thiết bị có công suất trộn từ 20kg tương đương với khoảng 188-200 chiếc bánh mỗi lần trộn trở lên. Bạn có tham khảo một số sản phẩm máy trộn bột công suất lớn sau:

4.2 Máy chia bột

Các cơ sở nhỏ có thể khắc phục việc chia bột bằng cách làm thủ công để tiết kiệm chi phí, tuy nhiên với số lượng bánh hàng nghìn chiếc, công đoạn này cần được xử lý bằng máy để tiết kiệm thời gian, tối ưu hóa quy trình sản xuất. Bên cạnh đó, sử dụng máy chia bột còn giúp bạn chia khối bột thành cách phần bằng nhau một cách chính xác hơn nhiều so với làm bằng tay.

Hiện nay, máy chia bột được sử dụng phổ biến nhất là máy chia bột tự động 36 phần. Để vận hành, bạn chỉ cần lấy lượng bột vừa đủ đặt vào khay chia bột. Ví dụ, để làm bánh mì có trọng lượng mỗi chiếc khoảng 80g bột, bạn cần sử dụng 80*36=2880g xấp xỉ 2,9kg bôt. Sau đó bạn đặt bột vào khay, dàn đều bột và đưa vào vị trí đặt khay bột của máy. Ngay khi bấm nút vận hành, máy sẽ thực hiện chia thành 36 phần bột có trọng lượng bằng nhau. Mỗi lần thực hiện, máy chỉ mất khoảng 5-7 giây để chia bột. Máy có thể chia bột thành các phần có trọng lượng từ 30 tới 100 gam.

Giá máy chia bột 36 phần hiện ở mức 44,000,000 VNĐ với sản phẩm của Berjaya BJY-DD120 và 24,000,000 VNĐ với sản phẩm của Hongling HLD-36.

4.3 Máy se bột

Với công dụng se và tạo hình ổ bánh, máy se bột sẽ giúp quy trình làm bánh mì nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều. Thiết kế các trục lăn có thể điều chỉnh giúp bạn có thể dễ dàng có được các phần bột có đường kính theo ý muốn.

Trong các dòng máy se bột đang được bán trên thị trường, sản phẩm được ưa chuộng nhất có thể kể tới máy se bột Berjaya BJY-DM390 được nhập khẩu trực tiếp từ Malaysia. Thiết bị có khả năng se và tạo hình từ 1000 tới 3000 phần bột bánh mỗi giờ. Giá máy se bột Berjaya BJY-DM390 khoảng 69,000,000 Đồng.

4.4 Tủ ủ bột

Thông thường, thời gian ủ bột làm bánh mì thường rơi vào 1-2 tiếng đối với phương pháp ủ nóng. Để đảm bảo số lượng bánh lớn trong các lò bánh mì chuyên bỏ mối buôn, bạn có thể sử dụng 2 hay nhiều tủ ủ bột 16 khay.

Hoặc nếu cần tủ ủ bột có công suất lớn hơn, bạn có thể tham khảo tủ ủ bột 32 khay với khả năng ủ tới 320 phần bột cho 320 chiếc bánh mỗi lần ủ. Giá tủ tủ bột 32 khay khoảng 29,000,000 VNĐ với sản phẩm của Berjaya 2DPF-32, và khoảng 20,000,000 VNĐ với sản phẩm Hongling XF-32A

4.5 Lò nướng bánh

Để có thể nướng số lượng bánh mì lớn, việc sử dụng lò nướng có công suất phù hợp rất cần thiết. Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể sử dụng lò nướng đối lưu 10 khay RX-10D. Trong trường hợp cần lượng bánh nướng mỗi mẻ nhiều hơn nữa, bạn có thể tham khảo dòng lò nướng bánh mì xoay 16 khay hoặc lò nướng bánh mì xoay 32 khay.

Lò nướng xoay 16 khay sẽ cho khả năng nướng tới 160 chiếc bánh mỗi lần. Và lò nướng xoay 32 khay có thể nướng lượng bánh siêu lớn tới 320 chiếc mồi lần. Không chỉ được trang bị hệ thống quạt đối lưu, lò bánh mì xoay hoạt động với xe chứa bánh chuyển động 360 trong khoang lò. Nhờ đó, bánh bắt nhiệt đều từ mọi phía, giúp bánh chín nhanh hơn, chất lượng bánh cũng vàng đều, thơm ngon hơn hẳn.

Hiện tại, giá lò nướng bánh mì xoay 16 khay Hongling HX-16D-01 khoảng 280,000,000 VNĐ và giá lò nướng bánh mì xoay 32 khay Hongling HX-32D-01 ở mức 315,000,000 VNĐ (chưa bao gồm VAT).

 

5. Chi phí đầu tư dây chuyền lò bánh mì khoảng bao nhiêu?

CHI PHÍ DÂY CHUYỀN MÁY MÓC CHO LÒ BÁNH MÌ LỚN

TTSản phẩmChi phí
1Máy trộn bột khô 2 tốc độ Hongling HS-50 (20kg bột)27,000,000 VNĐ
2Máy chia bột 36 phần dùng điện Hongling HLD-3624,000,000 VNĐ
3Máy se bột bánh mì Berjaya DM39069,000,000 VNĐ
4Tủ ủ bột 32 khay cao cấp Hongling XF-32A20,000,000 VNĐ
5Lò nướng xoay 16 khay dùng điện Hongling HX-16D-01280,000,000 VNĐ
Tổng chi phí đầu tư thiết bị420,000,000 VNĐ

CHI PHÍ DÂY CHUYỀN MÁY MÓC CHO LÒ BÁNH MÌ NHỎ

TTSản phẩmChi phí
1Máy trộn bột khô 2 tốc độ Hongling HS-20 (8kg bột)15,000,000 VNĐ
2Tủ ủ bột 16 khay điều khiển điện tử Hongling XF-16Y213,000,000 VNĐ
3Lò nướng đối lưu Hongling 5 khay dùng điện RX-5D40,000,000 VNĐ
Tổng chi phí đầu tư thiết bị68,000,000 VNĐ
 

6. Mua dây chuyền máy móc cho lò bánh mì ở đâu?

Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thiết bị làm bánh nói riêng cũng như cung cấp thiết bị nhà hàng, bếp công nghiệp nói chung, Bếp Toàn Cầu luôn tự hào đem tới cho khách hàng các sản phẩm chất lượng, được nhập khẩu từ các thương hiệu uy tín hàng đầu thế giới. Đến với Toàn Cầu, bạn có thể lựa chọn đa dạng các sản phẩm để dây chuyền làm bánh mì của mình có thể đem lại hiệu quả tối ưu nhất.

Đội ngũ tư vấn và kỹ thuật dày kinh nghiệm sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn về thiết bị không chỉ trong quá trình mua hàng mà còn trong suốt thời gian bảo hành cũng như thời gian sử dụng sản phẩm. Bên cạnh đó, với mạng lưới tại cả 3 miền Bắc, Trung và Nam, Toàn Cầu cam kết cung cấp sản phẩm tới khách hàng tại mọi tỉnh thành trên cả nước một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Thiết bị làm bánh Toàn Cầu

Tại Toàn Cầu, chất lượng và sự tin tưởng của khách hàng luôn là những tiêu chí đầu tiên chúng tôi hướng tới. Vậy còn chần chừ gì nữa, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0979 184 888 để sở hữu dây chuyền máy móc cho lò bánh mì tiên tiến, tiện ích và hiệu quả nhất!

 
 
bình luận trên bài viết “Dây chuyền làm bánh mì hiện đại – Sản xuất tối ưu nhất

Viết bình luận